Chuẩn bị gì cho con bước vào lớp 1?

20.12.2021

 

Chuẩn bị cho con vào lớp 1 được xem là bước đệm quan trọng trong hành trình giáo dục của trẻ và cũng là bước đầu trong chương trình học tập chính quy. Do vậy, cần chuẩn bị kỹ cho con trong giai đoạn này. 

Khi bước vào lớp 1 là con bắt đầu bước vào một không gian học tập mới, không còn là thời gian chơi đùa như ở lứa tuổi mầm non và là bước đầu xây dựng nền tảng kiến thức vững vàng trong hành trình tìm kiếm tri thức. Ba mẹ cần chuẩn bị cho con vào lớp 1 như thế nào? 

chuẩn bị gì cho con bước vào lớp 1

Chuẩn bị tâm lý vững vàng khi con vào lớp 1

Bước đến môi trường mới hoàn toàn khác lạ và rời xa vòng tay ba mẹ chắc hẳn là điều là không bạn nhỏ nào muốn mình phải trải qua. Ba mẹ cần chuẩn bị tâm lý vững vàng cho con bước vào lớp 1 với tâm thế thoải mái, tự tin và hào hứng 

  • Bước 1: Làm quen với trường học 

Khi con 5 tuổi, ba mẹ nên bắt đầu cho con làm quen với môi trường Tiểu học như giới thiệu trường của anh chị đang theo học cho con cùng với hứa hẹn “Đây là trường Tiểu học, khi con 6 tuổi, con sẽ được học ở đây như các anh chị nhé”. Đối với trẻ nhỏ, được chờ đợi để khám phá một môi trường mới là điều vô cùng hào hứng. Chia sẻ với con những câu chuyện quanh trường Tiểu học mà con đang mong muốn được tìm hiểu. Hành động này nhằm kích thích sự tò mò và hào hứng của trẻ trước khi con vào học.  

  • Bước 2: Kể chuyện về thời gian học Tiểu học của ba mẹ  

“Mẹ ơi, lớp 1 có vui không” hay “Mẹ ơi, học lớp 1 thì thế nào”. Là những câu hỏi mà ta thường thấy ở các bạn nhỏ chuẩn bị bước vào lớp 1. Với con, trường tiểu học là nơi hoàn toàn lạ lẫm. Nó có thể vô cùng nguy hiểm, nó cũng có thể rất dễ thương. Nghĩ về trường tiểu học, con sẽ vô cùng hoang mang. Ba mẹ nên chia sẻ với con về khoảng thời gian học Tiểu học của mình để con được an tâm và thoải mái trong ngày đầu tiên đến lớp. Những câu chuyện về kỷ niệm vui, buồn, bạn bè, thầy cô…. Của ba mẹ là liều thuốc giúp con thoải mái đến trường để trải nghiệm những điều mới. 

  • Bước 3: Kể cho con về ngôi trường mà con sắp theo học

Con sẽ hoang mang hoặc có những bạn nhỏ cảm thấy sợ hãi khi đến với môi trường mới. Vì vây, đây là bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho con bước đến ngôi trường Tiểu học. Hãy kể cho con nghe về những lớp học hiện đại, những góc sân vui chơi dễ thương, những phòng thư viện, phòng máy tính có ở trong trường. Sau đó, cha mẹ hãy đưa con đến trường để tham quan để có cái nhìn tổng thể về trường. Với lời giới thiệu như vậy, con sẽ cảm thấy trách nhiệm học tập của mình rất rõ ràng. Đồng thời, cảm nhận mình đúng là một thành viên của ngôi trường dễ thương kia.

  • Bước 4: Biến ngày đầu tiên đi học của con trở thành ngày hội 

Con sẽ tràn trề năng lượng và luôn có động lực hoạt động suốt 1 ngày. Ba mẹ hãy cùng con đi sắm sửa đồ dùng học tập trước khi đến lớp. Nên con được tự tay lựa chọn những dụng cụ học tập trong hành trình sắp tới. Khi đó, con sẽ cảm thấy hào hứng và có trách nhiệm hơn trong việc học. 

Ba mẹ cùng con đến tham dự buổi lễ khai giảng đầu tiên tại trường. Đừng tạo áp lực học tập, hãy đồng hành và chia sẻ với con trong hành trình mới. Ba mẹ có thể khích lệ con bằng những bông hoa điểm thưởng. Cuối tuần, cùng con tổng kết những bông hoa điểm thưởng và tặng con một món quà nhỏ động viên.

Thói quen học tập nào cần có khi con vào lớp 1

  • Rèn luyện tính tập trung 

Để rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ, ba mẹ có thể bắt đầu bằng cách khuyến khích con thực hiện hoạt động trẻ yêu thích hoặc có năng khiếu trong thời gian ngắn và tư từ tăng thời lượng. Khi việc ngồi học tập trung của trẻ thành thói quen, ba mẹ có thể thử đổi sang các hoạt động khác mới lạ hơn, thử thách hơn.

ví dụ như dạy con biết lắng nghe, tập trung, làm theo hướng dẫn, làm việc nhóm… Những kỹ năng này sẽ nhanh chóng giúp con thích nghi với môi trường học tập ở bậc tiểu học. 

  • Rèn luyện tính tự lập cho trẻ 

Đừng cố bắt ép trẻ làm được ngay các kỹ năng. Cha mẹ có cả mùa hè để cùng con rèn thói quen tập trung, giao tiếp giữa thầy – trò, tự ăn uống, rửa tay, buộc dây giày… Hãy là tấm gương tốt cho trẻ nhỏ về sự nề nếp và dạn dĩ.

  • Phát triển kỹ năng giao tiếp và sự tự tin cho trẻ 

Khi ở môi trường hoàn toàn mới có thể khiến trẻ sợ hãi, không dám giao tiếp với mọi người. Kỹ năng giao tiếp kém cũng có thể khiến giáo viên không hiểu được những thắc mắc và vấn đề mà trẻ gặp phải để hướng dẫn hay giúp đỡ. Do đó, trẻ cần rèn luyện kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi và cách diễn đạt câu trả lời. Việc thường xuyên dẫn trẻ ra ngoài giao lưu với người lớn là cách rèn luyện kỹ năng này. Ví dụ: khi đi mua đồ, hãy dẫn con đi theo và để con tự nói chuyện với người bán hàng về món đồ bé muốn mua. Nhờ đó, bé sẽ tập diễn đạt suy nghĩ và mong muốn của mình với mọi người xung quanh.

  • Đồng hành với con 

Các chuyên gia cho rằng nên lắng nghe, chia sẻ với con suốt thời gian chuẩn bị vào lớp 1. Cha mẹ nên nhắc đến trường Tiểu học bên mâm cơm gia đình, cùng xem phim hoặc đọc cho con nghe những mẩu chuyện hay về “ngày đầu tiên đi học” với tâm lý tích cực… Tất cả nhằm gieo mầm cảm xúc cho con có hình dung hay ho về nơi mình còn bỡ ngỡ.

Cùng đồng hành và chia sẻ với con trên con đường tìm kiếm tri thức và sẵn sàng cùng con khám phá chân trời mới của kiến thức. Hy vọng người ba sẽ luôn là cánh chim đưa con đi thật xa và người mẹ luôn là cành hoa cho con cài lên ngực luôn ôm ấp, chở che và khích lệ tinh thần của con./.

 

Danh mục

Tin tức liên quan

bris

5 CÁCH XÂY DỰNG THÓI QUEN HỌC TẬP CHỦ ĐỘNG CHO CON

22.11.2024
bris

5 CÁCH ĐƠN GIẢN GIÚP CON NUÔI DƯỠNG LÒNG BIẾT ƠN

07.11.2024
bris

05 MẸO ĐỂ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM GIA ĐÌNH TRONG CON

12.10.2024
bris

TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO BÉ TRONG NHỮNG NGÀY CHUYỂN GIAO MÙA

08.10.2024