THẤU HIỂU TRẺ HƯỚNG NỘI VÀ TRẺ HƯỚNG NGOẠI 

27.09.2023

Liệu ba mẹ có đang hiểu con đúng cách? 

Liệu có phải trẻ hướng ngoại thường sẽ giỏi và ưu thế hơn trẻ hướng nội? 

Chúng ta có nhất thiết phải thúc ép trẻ thay đổi để trở nên hướng ngoại hơn? 

Đây là những câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh thường đặt ra trong hành trình nuôi dạy con. Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thông tin quan trọng về hai nhóm tính cách này, từ đó ba mẹ có thể tham khảo cách thức giáo dục phù hợp cho con. 

Hướng nội, hướng ngoại và những hiểu lầm phổ biến 

Trẻ hướng nội thường được cho là ít nói, ù lì hoặc thậm chí có phần nhút nhát. Trong khi trẻ hướng ngoại được cho là những cá nhân quảng giao, biết cách ăn nói. 

Một số ý kiến khác thì cho rằng: Hướng nội chỉ làm việc độc lập còn hướng ngoại làm việc nhóm giỏi hơn. 

Đây là một số nhận định khá chủ quan và chưa hoàn toàn chính xác khi nói về sự khác biệt giữa 2 nhóm tính cách này. 

Trong thực tế, trẻ hướng nội cảm thấy làm tốt hơn với những hoạt động đơn lẻ hoặc các cuộc hội thoại gần gũi, thân mật với một hoặc một nhóm người nhỏ hơn là đám đông. Bản thân trẻ hướng nội có xu hướng thoải mái hơn khi làm việc độc lập. Nhưng điều đó không có nghĩa trẻ không thích làm việc nhóm. 

Ngược lại trẻ hướng ngoại lại được truyền năng lượng thông qua các hoạt động xã hội đông người hơn như các sự kiện, các hoạt động nhóm. 

Người hướng nội điển hình là những người lắng nghe rất tốt, vì vậy những đứa trẻ với tính cách hướng nội sẽ có khả năng tiếp thu được ý kiến sâu hơn trong một cuộc trò chuyện mà trẻ hướng ngoại có thể không để ý. 

Phương pháp giáo dục cho trẻ hướng nội và hướng ngoại 

Khi nuôi dạy con trẻ, dù thuộc tính cách hướng nội hay hướng ngoại, điều quan trọng nhất là phải tôn trọng sự khác biệt của trẻ và không so sánh con với những đứa trẻ khác. Thay vì xem tính cách thiên bẩm của con là một ưu điểm hay hạn chế, chúng ta nên tập trung hỗ trợ trẻ phát triển các kỹ năng và khả năng mà con cần để phát triển theo hướng tích cực, bất kể con thuộc nhóm tính cách nào. 

Mỗi trẻ đều có những sở thích và đam mê riêng. Dựa trên tính cách của trẻ, chúng ta có thể khuyến khích con tham gia những hoạt động mà con có thể phát triển tối ưu nhất. Ví dụ, trẻ hướng nội có thể tham gia những hoạt động sáng tạo như viết lách, nghệ thuật, hoặc nghiên cứu, trong khi trẻ hướng ngoại có thể tham gia vào các hoạt động xã hội như thể thao, sự kiện, hoặc cộng đồng. 

Trong quá trình giáo dục, cần tạo ra môi trường học tập linh hoạt có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của cả trẻ hướng nội và hướng ngoại. Điều này bao gồm việc cung cấp các phương pháp học tập đa dạng nhằm giúp con tiếp cận kiến thức và phát triển bản thân một cách tốt nhất. 

Tại BRIS, với phương châm giáo dục “Mỗi đứa trẻ đều là duy nhất”, đội ngũ giáo viên tại BRIS luôn tận tâm trong việc thấu hiểu tính cách của từng trẻ, từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con. Chúng tôi khuyến khích trẻ học cách tư duy độc lập và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề khó khăn. Đồng thời, với phương pháp học thông qua dự án và chú trọng tương tác, trẻ có thể phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tự nhiên tùy theo khả năng của con, không bắt ép hay gây áp lực cho trẻ. 

Tin tức liên quan

bris

HỘI CHỨNG TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý VÀ NHỮNG ĐIỀU BA MẸ CẦN LƯU Ý

16.11.2023
bris

7 GIÁ TRỊ MÀ THẾ HỆ B-GEN NHẬN ĐƯỢC TẠI TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ BRIS

14.11.2023
bris

LÝ GIẢI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ Ở TRẺ TIỂU HỌC 

07.11.2023
bris

TRẺ MẦM NON VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ QUEN THUỘC 

07.11.2023